CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
-----o0o----
Bạc liêu,
ngày 20 tháng 11
năm 2013
Kính gửi: -
Chánh án Tòa Án Nhân dân Thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu
-
Thẩm phán kiêm phó chánh án- Chủ tọa phiên tòa Châu Minh Nguyệt của Tòa Án Nhân
dân Thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu
- Các Hội thẩm Nhân dân Thành phố Bạc Liêu,
tỉnh Bạc Liêu
- Thư ký Tòa án Nhân dân Thành phố Bạc
Liêu, tỉnh Bạc Liêu
- Tòa Án Nhân Dân Tối Cao
ĐƠN XIN TỪ CHỐI TIẾN HÀNH TỐ TỤNG
Căn cứ vào Điều
50, Điều 199, Điều 44, Điều 46 của Bộ Luật Tố tụng dân sự.
Căn cứ vào Thông
Báo: số 22/VKS-TC-KT của TL. Viện Trưởng Kiểm Sát Viên.
Căn cứ vào: 1. Quyết
Định thụ lý vụ án ngày 16/10/2013: QĐ 92/TB-TLVA, 2. Thông báo về phiên hòa
giải ngày 16/10/2013: 92/2013/TB-TA, 3. Quyết định xét xử số 23/2013/QĐ-XX của
Tòa Án Nhân Dân Thành Phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu do thẩm phán Châu Minh Nguyệt
ký ngày 4/11/2013 .
Căn
cứ vào thông báo số 03/TB-PC46 của thượng tá Dương Trung Trực, nội dung chuyển
cho Tòa Án Bạc Liêu xem xét giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm kiến nghị
khởi tố theo đúng pháp luật các Thông tư
06/2013/TTLT-BCA-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC ngày 2/8/2013 cùa Bộ Công An, Bộ Quốc
Phòng, Bộ Tài Chính, Viện KSNDTC…
Căn
cứ vào Phiếu Chuyển Đơn số 222/CTTĐT- TANDTC của Tòa Án Nhân Dân Tối Cao ngày
12/11/2013.
Căn
cứ vào Điều 391 của Bộ Luật Tố Tụng Dân Sự.
Tôi tên: Hồ Thị Thái Hiền- SN
1981
Trú tại: Số 24 Trần Quang Diệu,
khóm 10, phường 1, thành phố Bạc Liêu, tình Bạc Liêu.
Theo quyết định xét xử số
23/2013/QĐ-XX của Tòa Án Nhân Dân Thành Phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu do thẩm
phán Châu Minh Nguyệt ký ngày 4/11/2013. Tòa sẽ mở phiên tòa xét xử công khai
vào lúc 13 giờ 30 phút ngày 25/11/2013.
Theo Điều 46 của Bộ Luật Tố Tụng
Dân Sự, người tiến hành tố tụng phải từ chối tiến hành tố tụng khi có căn cứ
cho rằng họ đã có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.
Lý do của việc từ chối tiến hành
tố tụng là Tòa Án Nhân dân Thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu có dấu hiệu vi
phạm Luật xét xử:
- Là về việc hòa giải.
- Là quyết định đưa vụ án ra xét xử không đúng theo trình tự thời gian.
- Tòa Án Bạc Liêu không minh định được và không nhận hồ sơ tôi cung cấp mà chỉ nghe 1 phía.
- Ông Nguyễn Mạnh Triều là đương đơn, ông Triều phải hầu tòa.
5.
Là Viện Trưởng VKSND Thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu Khi Thẩm phán
Châu Minh Nguyệt của Tòa Án Nhân Dân Thành phố Bạc Liêu, Tỉnh Bạc Liêu vi phạm
quyền và lợi ích hợp pháp của công dân trong hành vi quyết định của người tiến
hành tố tụng dân sự theo Điều 391 của Bộ Luật Tố Tụng Dân Sự.
Khi người dân gửi đơn khiếu nại
đến Viện Trưởng Viện Kiểm Sát Nhân Dân Bạc Liêu thì bị trả lại toàn bộ tài liệu
và phê vô là: “không thuộc thẩm quyền giải quyết của Viện kiểm sát nhân dân
tỉnh Bạc Liêu” (TB: số 22/VKS-TC-KT).
Theo Điều 404 của Bộ Luật Tố Tụng
Dân Sự về việc kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc giải quyết khiếu
nại, tố cáo trong tố tụng dân sự quy định Viện KSND kiểm sát việc tuân theo
pháp luật trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng dân sự. VKS có
quyền yêu cầu, kiến nghị đối với Tòa án cùng cấp và cấp dưới và phải có trách
nhiệm bảo đảm việc giải quyết khiếu nại tố cáo đúng pháp luật và có căn cứ.
Về việc thẩm phán Châu Minh Nguyệt
của TAND thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu chấp nhận người không có liên quan
ông Trương Quốc Khánh làm nguyên đơn trong vụ kiện tranh chấp hợp đồng giữa tôi
và ông Nguyễn Mạnh Triều thì tôi xin bày tỏ như sau:
- Vụ kiện dân sự thì phải tuân thủ pháp luật dân sự. TABL nên xem lại về nội dung người có hành vi gây thiệt hại cho người khác thì phải chịu trách nhiệm dân sự. Khi người quản lý sử dụng lao động sai luật pháp, khi ép cấp dưới làm việc và chịu trách nhiệm quá khả năng của mình thì phải chịu trách nhiệm dân sự.
- Eximbank nào tự ý rút tiền của tôi nếu ông Triều không thực hiện hành vi đó? Sao thẩm phán lại biện hộ và tư vấn cho tôi nên kiện Eximbank chứ không được kiện ông Triều?
- Về quan hệ pháp luật dân sự thì phải có 3 thành phần: chủ thể, khách thể và nội dung.
- Về chủ thể thì tôi là cá nhân, tôi có quyền sở hữu của tôi. Còn về chủ thể pháp nhân là Eximbank thì phải thực hiện quyền và nghĩa vụ gì? Tài sản được hình thành từ nguồn thu nhập hợp pháp, phù hợp với quy định pháp luật là tài sản thuộc sở hữu cá nhân đó. Eximbank phải tuân theo pháp luật, phù hợp với điều lệ của công ty, bảo đảm sự ổn định, phát triển của sở hữu cổ đông.
- Trong mục Tài sản và Quyền sở hữu của Luật dân sự có nêu: người điều hành phải chịu trách nhiệm về tài sản và phân chia chế độ tiền lương và phúc lợi xã hội theo nguyên tắc và điều lệ của tổ chức kinh tế đó. Ai vi phạm người đó phải bồi thường. Luật nào cho phép ông Triều móc tiền của người khác? Được quy định trong điều lệ nào của Eximbank?
- Tiền lương, hoàn thuế TNCN, Bảo Hiểm, chế độ thâm niên…là những thu nhập hợp pháp của công dân, phù hợp với quy định của pháp luật, là tài sản cá nhân. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt phải tuân theo các quy định pháp luật có liên quan đến chế độ tiền lương và phúc lợi nhân viên, người quản lý điều hành phải chịu trách nhiệm.
- Theo pháp luật dân sự, chủ thể có quyền định đoạt, có quyền khởi kiện…cán bộ cơ quan nhà nước làm công tác tuyên truyền và bảo vệ pháp luật thì phải phát hiện kịp thời và ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật. Người có hành vi gây thiệt hại cho người khác thì phải bồi thường cho người khác nhằm giáo dục mọi người tuân theo pháp luật, tăng cường pháp chế để bảo vệ pháp luật, nhất là Tòa án lương tâm, công lý.
- Về nội dung: bao gồm quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia. Theo quy định pháp luật về quyền sở hữu và bảo vệ quyền sở hữu của người này đối với người khác tạo nên chế định pháp luật thì Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật và yêu cầu bồi thường thiệt hại theo nguyên tắc ai vi phạm trước thì người đó phải bồi thường.
Theo quy định pháp luật, trong
thời hạn 4 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án, nếu hòa giải không thành thì thẩm
phán ra quyết định xét xử. Tòa án phải mở phiên tòa trong vòng 1 tháng kể từ
ngày ra quyết định này. Như vậy, thời gian tổng cộng là khoảng 5 tháng nhưng
Tòa án Bạc Liêu chỉ có khoảng nửa tháng (từ 16/10/2013- 4/11/2013) là ra quyết
định xét xử, biên bản hòa giải, thụ lý vụ án…Vậy là sao? Làm gì mà gấp vậy?
Theo:
- Quyết Định thụ lý vụ án ngày 16/10/2013: QĐ 92/TB-TLVA.
- Thông báo về phiên hòa giải ngày 16/10/2013: 92/2013/TB-TA.
- QĐXX số 23/2013/QĐ-XX ngày 4/11/2013.
3 giai đoạn đầu trong Tố tụng dân
sự là: khởi kiện, điều tra và hòa giải. Trong đó quy định thẩm phán phải tiến
hành điều tra: giấy tờ, tài liệu, trưng cầu giám định…
Tại sao Thẩm Phán Châu Minh
Nguyệt của Tòa Án Nhân Dân Thành Phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu lại nói điều tra
là trách nhiệm của công an?
Nếu bạn là người hòa giải, nếu
bạn không biết nguồn căn gì thì sao bạn nói chuyện? Sao bạn hòa giải được?
Hòa giải là thủ tục bắt buộc
trước khi xét xử đối với vụ kiện dân sự. Thẩm phán tiến hành hòa giải bằng cách
triệu tập những người có liên quan đến Tòa án để tham gia hòa giải. Thẩm phán
phải phổ biến các quy định pháp luật bảo đảm quyền lợi và nghĩa vụ của từng
đương sự. Nhưng Tòa Án Bạc Liêu đã triệu tập người có liên quan đến Tòa hay
chưa? Có giải quyết thỏa đáng yêu cầu của đương sự chưa? Đương sự có tự nguyện
không?
Tòa án Bạc Liêu nói là Tòa chấp
nhận người mới làm nguyên đơn nhưng tôi đang tranh chấp với ai, vụ gì?
Tòa chấp nhận là chấp nhận như
thế nào? Có phải hòa giải không thành là lý do được sắp xếp hay không?
Tại sao gọi là hòa giải không
thành khi nguyên cáo bất tụng, bị cáo vô can…?
Trong khi người ký tên khởi kiện
không tham gia hòa giải thì sao gọi là hòa giải không thành?
Như vậy, công dân có quyền hồi tố
có nghĩa là tố ngược lại những vi phạm theo quy định mà ông Nguyễn Mạnh Triều
đã vi phạm nên không dám tham gia hòa giải.
Do Tòa Án Bạc Liêu đã chưa làm
đúng theo Luật xét xử và Nhân Quyền. Do họ đã không tuân theo các quy ước, điều
khoản, thể chế xét xử dựa trên chứng cứ logic, nguồn căn và sự thật của vụ án.
Tôi yêu cầu các nhà điều tra giám sát hãy vào cuộc điều tra giám sát lại vụ
này.
- TABL hòa giải nhưng không giải quyết ý kiến của 2 bên. Tôi cảm thấy người dân không có tiếng nói do Tòa xử ép đơn phương ra các quyết định thụ lý (nhưng hòa giải lần 1 không có nguyên đơn), ra thông báo kết quả phiên hòa giải không thành nhưng mơ hồ, không ghi rõ do bên nguyên đơn vắng mặt), ra quyết định xét xử nhưng không giải quyết theo nhu cầu của đương sự, trái với đạo đức và lương tâm nghề nghiệp trong quá trình quản lý…Tòa ra quyết định xét xử ủy quyền cho người không có liên quan tham dự phiên tòa mặc dù tôi có phản đối đây là vụ kiện không phải là cuộc họp giải quyết nội bộ của cơ quan nhưng họ vẫn ép, không xử đúng người đúng tội. Tôi muốn phản tố nhưng họ đùn đẩy không giải quyết thỏa đáng và phổ biến các quy định pháp luật liên quan đến quyền lợi của đương sự.
Ví dụ: Người đến trước
giết người bỏ lại hung khí, người đến sau không có liên quan, không biết gì cầm
hung khí lên xem và Tòa án Bạc Liêu quy tội người không liên quan, người đến
sau là kẻ giết người như trường hợp của tôi được không? Tôi có ghi âm TABL
không hướng dẫn và không cho dân làm yêu cầu phản tố theo Điều 184 của BLTTDS.
- Người dân làm không lại xin quyền trợ giúp: Có phải ở TABL 1 người có thể kiêm nhiều chức năng cùng 1 lúc như: người hòa giải, thẩm phán, người ra quyết định, phó chánh án, chủ tọa phiên tòa kiêm luật sư biện hộ cho 1 phía hay không?
- Quyết định xét xử số 23/2013/QĐ-XX ghi tên người không có liên quan làm nguyên đơn dù cho người trong cuộc có kêu gào phản đối vẫn đơn phương ra các quyết định và biện hộ cho 1 phía.
Từ năm
2010-2011, tôi là nhân viên Eximbank Bạc Liêu, Quyền Trưởng Phòng Dịch Vụ Khách
Hàng (kế toán, thẻ…). Do giám đốc Nguyễn Mạnh Triều đang đương chức vào thời
điểm có liên quan gian lận phân công để đổ tội cho tôi, ép tôi duyệt chứng từ
sai quy định và chịu trách nhiệm những việc không phải do mình làm. Do tôi
không đồng ý nên ông ta trả thù bằng cách rút toàn bộ tiền lương của tôi làm
cho tôi không có tiền sinh sống và trả nợ vay. Theo Hợp Đồng Tín Dụng vay theo
lương, trả dần trong 10 năm, quy định vào ngày 15 hằng tháng trích lương nhân
viên, số tiền gốc được trích là 1.250.000 đồng nhưng Eximbank Bạc Liêu đã móc
hết toàn bộ tiền lương của tôi (từ 1/11/2011-1/2/2012), bức tử tôi. Ép tôi nghỉ
việc không lý do vì tôi làm việc theo tinh thần trách nhiệm và có nhiệt huyết
nên tôi không cam tâm. Tôi không phục những hành vi sai trái lương tâm, không
có đạo đức nghề nghiệp và xem thường pháp luật của họ.
Do bị bức hại
và bị đối xử bất công hết lần này đến lần khác. Tôi yêu cầu điều tra lại toàn
bộ hồ sơ nghi ngờ thiếu, sửa, sai sót…xâu chuỗi sự kiện theo chứng cứ, nguồn
căn và logic để trả lại sự công bằng cho người dân theo Luật Nhân Quyền: quyền
được sống và làm việc. Vì cán cân công lý không thể bị nghiêng. Người dân cần
có sự công tâm và xét xử công bằng theo pháp luật.
Ở đây tôi là
người bị hại, không phải là tác nhân gây ra hậu quả này.
Tôi yêu cầu quý
tòa hãy tính vào danh mục bồi thường cho tôi về danh dự và những tổn hại chi
phí tính theo mức lương các năm. Vậy ông Triều hãy bồi thường cho tôi và tôi sẽ
trả nợ vay.
Nếu tôi đồng ý
trả nợ vay, nếu tôi phải làm điều đó, thế thì Eximbank và ông Nguyễn Mạnh Triều
có chịu tội trước pháp luật về hành vi móc tiền trong tài khoản người khác bừa
bãi và trái phép hay không?
Xin Cám ơn!
Tòa Án Bạc Liêu có làm đúng theo
Luật xét xử hay không?
Xin quý cô chú, anh chị cho ý
kiến về những việc làm và những quyết định của
Tòa Án Nhân Dân Thành Phố Bạc Liêu- Tỉnh Bạc Liêu về việc này?
- Tại sao thẩm phán kiêm phó chánh án Tòa án Bạc Liêu Châu Minh Nguyệt ra thông báo về kết quả phiên hòa giải đợt 1 là: không hòa giải được hoặc không tiến hành hòa giải được (theo thông báo số 92/2013/TB-TA) nhưng lại không ghi rõ là do bên nguyên đơn đã không tham gia? Là 1 thẩm phán Tòa Án Nhân dân, đại diện cho người dân, chị làm như vậy có công tâm không? Có che giấu sự thật hay không? Hòa giải nhưng bên thưa không có mặt, chỉ có bên bị thưa thôi. Tôi nghi ngờ có tính chất tiêu cực? Vì đây là vấn đề hòa giải thì cả 2 bên đều phải có mặt nhưng bên nguyên đơn đã vắng mặt, sao chị không ghi rõ mà lại đơn phương kết luận hòa giải không thành? Chị nói không hòa giải được hoặc không tiến hành hòa giải được…mà lại không ghi rõ do đương sự vắng mặt. Như vậy có phải là đánh đồng, không đúng sự thật hay không? Theo người dân, cán cân công lý không thể bị nghiêng được (Theo giấy triệu tập đương sự ngày 16/8/2013 phổ biến nội dung hòa giải lần đầu và là căn cứ của Thông báo về phiên hòa giải số 92/2013/TB-TA ).
- Cũng trong nội dung thông báo trên, Tòa Án Bạc Liêu có viết: Sau khi nghiên cứu các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án dân sự thụ lý… Xin làm rõ nếu Tòa án Bạc Liêu nói là sau khi nghiên cứu các tài liệu và tại sao hòa giải lần 1 thẩm phán Châu Minh Nguyệt nói là trong Hợp Đồng Tín Dụng không có ghi quy định trích số tiền bao nhiêu. Xin chị làm cho rõ điều này: Tại sao trong hợp đồng tín dụng số 00066 của Eximbank Bạc Liêu tại Điều 4 có ghi rõ bên vay là bị đơn phải hoàn vốn làm 120 lần, mỗi tháng theo điều khoản quy định rõ chỉ được trích tài khoản nhân viên số tiền gốc là 1.250.000 đồng, định kỳ trích vào ngày 15 hằng tháng theo lương nhân viên. Tại sao Eximbank Bạc Liêu và ông Nguyễn Mạnh Triều đang đương chức tại thời điểm đó lại móc hết tiền trong tài khoản của tôi trong thời gian tôi đang làm việc? Tôi yêu cầu làm rõ chuyện này? Nguyên tắc xác định nguồn căn và sự thật của vụ án là như vậy hay sao?
- Yêu cầu Tòa Án Bạc Liêu hãy trích lục lại các hóa đơn mà Eximbank Bạc Liêu đã tự tiện xem thường pháp luật, móc hết tiền trong tài khoản của tôi khoảng thời gian từ ngày 1/11/2011- 1/2/2012.
- Theo nhiệm vụ của Luật Hình Sự: Ai là người đã vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân?
- Bây giờ quyền lợi của tôi bị xâm hại thì Tòa xử như thế nào?
Kính đơn,
Hồ Thị Thái
Hiền.
Vào lúc 7:30’ ngày 4/11/2013 tôi
đến Tòa Án Bạc Liêu. Mãi đến 8:00 thì ông giám đốc mới của Eximbank Bạc Liêu là
Trương Quốc Khánh mới có mặt.
Theo chứng cứ logic và nguồn căn,
tôi có viết thêm bản ghi ý kiến nữa cho chị thẩm phán Châu Minh Nguyệt. Trong
đó, có số thuế thu nhập cá nhân còn được nhân của tôi là 137.930.314 đồng+ tiền lương (trong tài khoản khoảng 30.000.000
đồng)+ bảo hiểm (10 năm). Trong khi nợ vay tôi đã trả đến 15/10/2012, nợ gốc
còn lại là: 125.000.000 đồng. Nhưng Eximbank chẳng những rút tiền của tôi sai
quy định, còn tính quy cho tôi số tiền vay là 159.180.145 đồng mà không đưa ra
tài liệu chứng cứ chứng minh số tiền trên 1 cách hợp pháp do đây là hợp đồng
vay theo lương nhưng họ đã cắt đi nguồn thu nhập của tôi vô lý.
Ghi âm Tòa án Bạc Liêu 4.11.2013
Theo Thông Báo Về Việc thụ lý vụ
án của Tòa Án Nhân Dân Thành Phố Bạc Liêu số: 92/TB-TLVA do thẩm phán Châu Minh
Nguyệt ký ngày 16/10/2013 thì trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được thông
báo này, tôi phải nộp cho Tòa án: Văn bản ghi ý kiến của mình đối với người yêu
cầu khởi kiện và các tài liệu chứng cứ liên quan.
Nếu tòa án nói
đến các tài liệu chứng cứ liên quan thì xin quý tòa hãy đưa giám đốc Eximbank
Bạc Liêu hồi xưa tên là: Nguyễn Mạnh Triều đến Tòa để làm rõ vụ việc theo chứng
cứ liên quan vì người mới thì không có liên can đến vụ án này vì pháp luật là
phải có chứng cứ và nguồn căn. Ông Triều làm sai nhưng trốn tránh. Ông Trương
Quốc Khánh là giám đốc mới không biết sự việc trước kia nên tôi không chấp nhận
vụ án này. Tôi yêu cầu đưa nguyên đơn là ông Triều ra. Vì người dân có quyền
khiếu nại, bãi nại (Nhân QuyỀn, dân chủ).
Do án tại hồ sơ
nên tôi đã trình bày miêu tả toàn bộ sự việc 1 cách chính xác, khách quan, rõ
ràng và có chứng cứ như: ghi âm, văn bản, nhật ký làm việc theo trình tự thời
gian. Xin Tòa hãy xâu chuỗi các sự kiện lại 1 cách logic.
Theo thẩm phán Châu Minh Nguyệt,
Tòa sẽ hòa giải 3 lần mới đưa ra xét xử nhưng hòa giải lần đầu nguyên đơn đã ký
tên kiện tôi là ông Nguyễn Mạnh Triều đã không xuất hiện.
* Lưu ý:
Ở đây, ai là người: Biết luật mà
vẫn phạm luật?
Vì khi người dân vay vốn ở ngân
hàng, thời hạn 10 năm. Chưa đến thời hạn, tôi không giựt, không trốn chạy nhưng
Tòa án Bạc Liêu lại thụ lý vụ án, đem quyết định này ra xử là nguyên nhân gì?
Đây là hợp đồng vay theo
lương, ai cắt lương tôi?
Theo ý kiến người dân và theo
pháp luật thì Tòa nên giải quyết sự việc đúng hoặc sai theo chứng cứ logic chứ
đừng nên có hiện tượng xử ép theo 1 phía vì Tòa không phải có trách nhiệm đòi
nợ thuê. Thí dụ: người ta rút tài khoản, rút lương mấy người, mấy người nghĩ
sao? Trong những việc đó tôi làm sai nguồn căn là do đâu?
Thí dụ người ta sửa chứng từ,
ngụy tạo hồ sơ và chứng cứ giả…thí dụ quý vị là kế toán trưởng thì quý vị nghĩ
sao?
Tôi đã làm việc có nhiệt huyết và
theo những tinh thần trách nhiệm thì họ phải bồi thường danh dự tổn hại cho
tôi.
Tôi không có tự ý nghỉ việc nhưng
họ cắt chức, rút hết tiền của tôi thì thu nhập, nguồn thu của tôi đâu mà tôi
đóng doanh thu cho ngân hàng? Người dân lương thiện sống nhờ đồng lương nhưng
mấy người rút hết của người ta, ép con dân mất việc. Mấy người có nghĩ thời
gian qua con người ta sống sao không? Vì luật pháp là phải bảo vệ quyền làm
việc của công dân bị người khác tước đoạt 1 cách vô lý.
Trong
lần hòa giải đầu tiên ngày 16/8/2013, tôi đã cung cấp cho chị Châu Minh Nguyệt
(thẩm phán kiêm phó chánh án TANDTPBL- Tỉnh Bạc Liêu) các tài liệu, chứng cứ
sau:
- Bản tóm tắt logic và xâu chuỗi các sự kiện, nguồn căn vì pháp luật là phải có chứng cứ và nguồn căn.
- Tôi không đồng ý với kết quả số: 92/2013/TB-TA về việcThông Báo về phiên hòa giải là không hòa giải được là sai vì đương sự có liên quan khởi kiện tôi đã không xuất hiện. Và tôi cũng đã trình bày với Thẩm phán Nguyệt rằng:
Trước khi xét xử, bị đơn có quyền
yêu cầu tòa án bác bỏ vụ kiện này do: không xuất hiện bên liên quan và những
chứng cứ đưa ra không đủ để cấu thành tội phạm.
Theo quy định của pháp luật, ai
là người đã chấp hành? Ai là người xem thường pháp luật đã quá rõ ràng. Xin quý
tòa xem xét lại cho công bằng, dân chủ và Nhân quyền.
Dựa trên nguyên
tắc, quyền bình đẳng, quyền được sống và làm việc và sự an toàn của người dân
là đạo luật tối cao. Người dân yêu cầu Tòa án Nhân Dân Thành Phố Bạc Liêu- Tỉnh
Bạc Liêu hãy xem xét lại tất cả nguồn căn và chứng cứ, nên tôn trọng quyền dân
sự, lắng nghe ý kiến của người dân, tôn trọng lẫn nhau theo pháp luật.
Viện trưởng VKSND Bạc Liêu trả
lời thư công dân là không thuộc thẩm quyền giải quyết về việc Tòa Án Bạc Liêu
làm sai quy định là đúng quy định pháp luật như họ đã nói hay không?
Khi Thẩm phán Châu Minh Nguyệt
của Tòa Án Nhân Dân Thành phố Bạc Liêu, Tỉnh Bạc Liêu vi phạm quyền và lợi ích
hợp pháp của công dân trong hành vi quyết định của người tiến hành tố tụng dân
sự theo Điều 391 của Bộ Luật Tố Tụng Dân Sự.
Khi người dân gửi đơn khiếu nại
đến Viện Trưởng Viện Kiểm Sát Nhân Dân Bạc Liêu thì bị trả lại toàn bộ tài liệu
và phê vô là: “không thuộc thẩm quyền giải quyết của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh
Bạc Liêu” (TB: số 22/VKS-TC-KT). Viện kiểm sát theo quy định pháp luật sao
không kiểm soát cấp dưới?
Theo Điều 404 của Bộ Luật Tố Tụng
Dân Sự về việc kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc giải quyết khiếu
nại, tố cáo trong tố tụng dân sự quy định Viện KSND kiểm sát việc tuân theo
pháp luật trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng dân sự. VKS có
quyền yêu cầu, kiến nghị đối với Tòa án cùng cấp và cấp dưới và phải có trách
nhiệm bảo đảm việc giải quyết khiếu nại tố cáo đúng pháp luật và có căn cứ.
Viện kiểm sát theo quy định pháp luật sao không kiểm soát cấp dưới?
Như vậy, Viện trưởng VKSND Bạc
Liêu trả lời thư công dân là không thuộc thẩm quyền giải quyết về việc Tòa Án
Bạc Liêu làm sai quy định là đúng quy định pháp luật như họ đã nói hay không?
Tăng cường pháp chế để bảo vệ
pháp luật.
Theo pháp luật, các cơ quan làm
công tác bảo vệ pháp luật phải phát hiện và xử lý kịp thời các văn bản sai quy
định để tăng cường pháp chế.
Để bảo vệ pháp luật cần tiến hành
đồng độ các công tác:
- Tăng cường công tác giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước (Quốc Hội, HĐND)
- Tăng cường công tác thanh tra và thanh tra của các cơ quan hành chính nhà nước (Chính phủ, UBND)
- Phải xử lí kịp thời các vi phạm pháp luật.
Khi người dân tôn trọng và thi
hành pháp luật, điều đó có nghĩa là nhân dân hành động theo đường lối của Đảng,
Đảng được tôn trọng.
Theo phó chủ nhiệm UBTP Nguyễn
Đình Quyền vào giai đoạn điều tra phải xem tất cả các giai đoạn của tố tụng xem
có vi phạm gì không. Đó là lỗi của các giai đoạn điều tra, xét xử...
Nghị quyết 888 về bồi thường
thiệt hại cho hoạt động tố tụng.
Họ
và tên
Hồ Thị Thái Hiền.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét