VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH BẠC
LIÊU THIẾU TRÁCH NHIỆM GÂY THIỆT HẠI VỀ QUYỀN LỢI HỢP PHÁP CHO NGƯỜI DÂN, THẤY
CHẾT KHÔNG CỨU (ĐIỀU 102 CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
-----o0o----
Bạc liêu, ngày 26 tháng
2 năm 2014
Kính gửi:
- Tòa Án Phúc Thẩm
- Chánh án Tòa Án Nhân dân tỉnh Bạc Liêu
- Ông Trương Hòa Bình- Chánh Án Tòa
Án Nhân Dân Tối Cao
- Ông Nguyễn Hòa Bình- Viện Trưởng
Viện KSNDTC
- Cục Thi Hành Án Dân Sự Bạc Liêu
- Tổng Cục Thi Hành Án
- Bộ Tư Pháp
- Công An Nhân Dân, Công An Kinh
tế, Công An điều tra…
- Chủ Tịch
nước Trương Tấn Sang
- Tổng Bí
Thư Đảng Nguyễn Phú Trọng
- Ông
Nguyễn Bá Thanh- Trưởng Ban Nội Chính TW
- Ông Trần
Đại Quang- Bộ Trưởng Bộ Công An
- Tòa Án Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc
ĐƠN KHIẾU NẠI VIỆN KIỂM SÁT NHÂN
DÂN TỈNH BẠC LIÊU THIẾU TRÁCH NHIỆM GÂY THIỆT HẠI VỀ QUYỀN LỢI HỢP PHÁP CHO
NGƯỜI DÂN, THẤY CHẾT KHÔNG CỨU (ĐIỀU 102 CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM)
Căn cứ Thông Báo số: 04/VKS-TB-P5 về việc trả lời đơn đề nghị của VKSND
Tỉnh Bạc Liêu ngày 18/2/2014, con dấu Bưu Điện Bạc Liêu ngày 19/2/2014. Nhận
được thư vào lúc 14:00 ngày 25/2/2014 (thư được treo ở cổng rào).
Căn cứ vào Phiếu Hướng Dẫn số 27/HD-TTR ngày 8/1/2014 của Thanh Tra Bộ Tư Pháp đề nghị tôi gửi
đơn đến TAND Tối Cao để được xem
xét, giải quyết.
Tôi tên: Hồ Thị
Thái Hiền- SN 1981
Trú tại: Số 24 Trần
Quang Diệu, khóm 10, phường 1, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu
Lấy đức phục nhân như thông điệp đầu năm của
Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng là việc làm cần thiết: phát huy quyền làm chủ của
nhân dân.
Trước tiên, tôi thừa nhận rằng quan điểm của
VKSND Tỉnh Bạc Liêu có chỗ đúng là Đơn yêu cầu và Biên Bản Tóm Tắt của tôi thể
hiện bao gồm nhiều vấn đề theo đúng sự thật và trình tự pháp lý. Vì xét thấy
thẩm phán Châu Minh Nguyệt của Tòa Án Nhân Dân Thành Phố Bạc Liêu đã vi phạm
Điều 75 của Bộ Luật Hình Sự Nước CHXH CNVN là Tổng hợp hình phạt trong trường
hợp phạm nhiều tội nên tôi mới tường trình liệt kê theo thứ tự và theo sự thật
như trong đơn.
Tôi đã trình bày theo đúng sự thật, có chất
lượng, có chứng cứ chứng minh ghi âm toàn bộ quá trình xét xử thể hiện cái tâm
có trách nhiệm của người dân đối với pháp luật: Luật Khiếu Nại số 02/2011/QH13
do Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng đã ký ngày 11-11-2011 và Điều 61 (NĐ136) do Thủ
Tướng Nguyễn Tấn Dũng (đã ký) có quy định: cán bộ, công chức nếu sai phạm
nghiêm trọng phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị buộc thôi việc, cách chức
để làm gương…Tôi yêu cầu được bồi thường theo Điều 51 của BLHS về tổng hợp hình
phạt của nhiều bản án bao gồm các tội lợi dụng chức vụ quyền hạn để: che giấu
tội phạm, bao che, đồng lõa, tuyên án oan sai, thiếu trách nhiệm gây thiệt hại
cho người dân,…
Ông phó Viện Trưởng VKSND Tỉnh Bạc Liêu tên:
Liêu Tài Ngoánh đã trả lời không đúng sự thật và vô trách nhiệm trong suốt quá
trình xét xử ông đã có điều tra, kiểm sát, nhắc nhở Tòa Án NDTPBL khi thẩm phán
Châu Minh Nguyệt làm sai hay chưa? VKSND là chủ thể của quan hệ pháp luật dân
sự để kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án dân sự.
Công dân có quyền yêu cầu pháp luật bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình.
Những gì ông nói là hoàn toàn không đúng sự
thật và không có cơ sở khi cho rằng tôi không có chứng cứ trong khi tôi có cung
cấp ghi âm nhưng VKSND Tỉnh Bạc Liêu thì chưa hề kiểm tra thuộc cấp. Ông trả
lời tôi đã vắng mặt và không kháng cáo là hoàn toàn nói bừa, vô căn cứ và bịa
đặt. Vì tôi có gửi thư chuyển phát nhanh, bảo đảm bằng đường Bưu Điện các lá
đơn trước đó. Sao ông không kiểm tra lại mà toàn nói bừa như vậy? Trách nhiệm
và nghĩa vụ của VKSND là gì, thưa ông?
Như vậy, họ đã vi phạm Điều 100, Điều 295, Điều
296 của BLHS. Ông ta muốn bức tử phụ nữ vô tội. Vì trong trường hợp bất khả
kháng theo Điều 15 của BLHS. Nếu tự bảo vệ mình cũng không được, VKSND Tỉnh Bạc
Liêu không tôn trọng Quyền Công Dân, chà đạp phụ nữ vô tội như vậy thì dựa vào
đâu người dân có thể sống đây?
Thấy chết không cứu có phải là trách nhiệm của
người quản lý làm công tác bảo vệ pháp luật, cầm cân nảy mực hay không?
Tôi thừa nhận tôi viết đơn này dưới hình thức
tường trình miêu tả lại toàn bộ sự việc theo trình tự pháp luật. Tôi đã gửi
từng lá đơn theo từng nội dung riêng biệt nhưng họ không giải quyết mãi cho đến
khi có phiếu chuyển đơn của VKSNDTC. Có phải người dân không có tiếng nói hay không?
Hay là Tòa án Nhân Dân và VKS Nhân Dân Tỉnh Bạc Liêu chỉ làm theo lệnh cấp trên mà thôi?
Nếu có sự bất phân thị phi, làm việc bất lực
làm cho người dân bị hàm oan thì mọi người có suy nghĩ gì đây? Không lẽ thực sự
không có công lý sao?
Bà thẩm phán Châu Minh Nguyệt tuyên án tôi vay
Eximbank 125 tỷ đồng nhưng không có chứng cứ. Nếu tôi không kịp gửi đơn đi khắp
nơi trước đó và có sự chuẩn bị thì chắc tôi đã bị tiêm thuốc độc cho chết hay
bị đi tù oan rồi?
Trách nhiệm này ai sẽ gánh chịu? Con dân làm sao
có thể giao phó tính mạng cho họ được? Còn ai dám tin họ nữa đây?
Chuyện trái pháp kỷ tuyệt đối không được làm
nếu không vượt quá khả năng phòng vệ chính đáng, trong trường hợp bất khả kháng
như những việc làm của họ vừa qua.
Nếu biết bị oan mà không giúp, thấy chết không
cứu là vi phạm Điều 102 của BLHS về Tội không cứu giúp người đang ở trong tình
trạng nguy hiểm đến tính mạng. Theo Chương XIII của BLHS Nước CHXH CNVN thì họ
đã vi phạm các Điều khoản quy định về các tội xâm phạm quyền dân chủ của công
dân…
Trước khi xét xử, tôi đã gửi Văn Bản cho thẩm
phán Châu Minh Nguyệt theo Điều 50 của BLTTDS trong trường hợp bất khả kháng do
bà ta ra Văn Bản Thụ Lý Vụ Án và Thông Báo Hòa Giải chỉ trong 1 ngày trong khi
quy định thời hạn 4 tháng để công dân có quyền Khiếu Nại thời hiệu 15 ngày.
Họ đã vi phạm Tội ra bản án và các quyết định
trái pháp luật, bức tử tôi dù cho tôi đã gửi các đơn khiếu nại cho họ nhiều lần
nhưng họ vẫn cố ý làm trái các quy định của pháp luật. Trước khi bản án có hiệu
lực, tôi đã gửi Đơn yêu cầu bà ta bồi thường và đóng án phí phúc thẩm cho nên
VKSND Tỉnh Bạc Liêu nói tôi không còn quyền kháng cáo là không đúng sự thật, vi
phạm nghiêm trọng quyền công dân.
Theo Điều 313 (Tội che giấu tội phạm) của BLHS
thì họ đã vi phạm vì:
“Pháp luật quy định trách nhiệm
về tội phạm là trách nhiệm cá nhân thuộc về kẻ phạm tội. Trách nhiệm đó do
chính kẻ phạm tội gánh chịu 1 cách trực tiếp, chứ không thể “chuyển” hay “ủy
thác” cho 1 người nào khác”.
Thẩm Phán Châu Minh
Nguyệt đã chấp nhận người mới làm nguyên đơn, tuyên án oan sai có vi phạm Điều
20, 21, 122 đúng không?
Eximbank là 1 vật thể
thì làm sao có tay chân mà thực hiện hành vi pháp luật được?
Thẩm phán Châu Minh
Nguyệt đã tuân theo pháp luật trong suốt quá trình xét xử chưa?
Trong trường hợp bất
khả kháng do bà ta làm trái pháp luật, ra các bản án và quyết định trái luật ép
tôi, tại sao VKSND Tỉnh Bạc Liêu không kiểm tra và nhắc nhở kịp thời?
Như vậy, có vi phạm
Điều 313 về tội che giấu tội phạm hay không? Họ trả lời như vậy là không đúng
thực chất, họ đã không muốn có bất cứ trách nhiệm cho những gì họ đã làm. Vậy
thì người dân phải làm sao?
Theo Điều 8 của BLHS về
tội phạm và cấu thành tội phạm là khi họ có những hành vi do người có năng lực
trách nhiệm thực hiện 1 cách cố ý hay vô ý, xâm phạm tính mạng, sức khỏe danh
dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm
phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật XHCN.
Nhiệm vụ của pháp luật là bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của công dân (Điều 4 của BLHS).
Kính xin các cơ quan chức năng và tất cả mọi
người hãy xem xét trách nhiệm và cho con dân chúng tôi câu trả lời và sự cảm
thông sâu sắc nhất!
Kính đơn
Hồ Thị Thái Hiền
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét